Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho hệ thống tự động hoá của mình, hãy tham khảo ngay bộ điều khiển khí nén - sự lựa chọn tối ưu để tăng tính hiệu quả và đảm bảo an toàn sản xuất của bạn. Hãy cùng Van Yến Thanh tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lí hoạt động và các ứng dụng của thiết bị này nhé.
Bộ điều khiển khí nén là gì?
Bộ điều khiển khí nén (Pneumatic actuator) hay còn được còn được gọi là thiết bị truyền động khí nén. Đây là thiết bị quan trọng trong các hệ thống công nghệ hiện đại, truyền động được lắp đặt kết hợp với các loại van công nghiệp như van bướm, van bi, van cổng, van cầu…Với khả năng biến đổi áp lực từ hệ thống khí nén thành động cơ học để điều khiển quá trình đóng mở van.
Bộ điều khiển khí nén được ứng dụng trong hệ thống hiện đại hóa, tự động hóa giúp người vận hành có thể dễ dàng điều khiển hệ thống hoàn toàn tự động mà không phải tốn sức người mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí nhân lực.
Cấu tạo của bộ điều khiển khí nén
Bộ điều khiển khí nén được cấu tạo gồm các bộ phận chính như vỏ, thân bộ điện, momen xoắn, trục. Sự khác biệt chính giữa bộ điều khiển tác động đơn và bộ điều khiển tác động kép nằm ở buồng khí. Bộ điều khiển tác động đơn chỉ có một buồng khí và được trang bị lò xo đàn hồi, trong khi bộ điều khiển tác động kép sử dụng hai buồng khí mà không có lò xo.
Thân bộ điện
Được làm bằng chất liệu chế tạo hợp kim nhôm nguyên khối chống va đập tốt. Bên ngoài được sơn lớp tĩnh điện giúp đảm bảo an toàn cho người vận hành trong quá trình sử dụng cũng như giúp tăng độ bền và chống ăn mòn.
Momen xoắn
Cấu tạo gồm các bánh răng chuyền cấp với các chức năng truyền lực xuống trục van và van đĩa để có thể điều khiển van đóng và mở.
Trục
Được làm từ chất liệu inox hoặc thép không gỉ nên có độ bền cao cũng như sức chịu nhiệt tốt, chống ăn mòn. Trục khí nén sẽ có chức năng truyền lực từ nguồn khí nén được cấp xuống bánh răng.
Lò xo đàn hồi
Chỉ có bộ điều khiển khí nén tác động đơn mới có và được thiết kế sẵn trong thân bộ điện với chức năng truyền lực khi van vận hành, trường hợp van không hoạt động, lò xo sẽ có tác dụng cố định van ở vị trí nhất định.
Ngoài ra, bộ điều khiển khí nén còn có một bộ phận khác đó là xi lanh khí nén hay còn gọi là ben hơi. Khác với bộ điều khiển khí nén tác động đơn và bộ điều khiển khí nén tác động kép thì xi lanh khí nén chỉ cho không khí đi vào một khoảng nhất định và nó được cấu tạo gồm thân trục, piston, trục.
Xem ngay: [Cập nhật] Bảng giá inox 304 hiện nay
Nguyên lí hoạt động của bộ điều khiển khí nén
Bộ điều khiển khí nén on/off
Bộ điều khiển này hoạt động khá đơn giản. Khi được cấp khí nén, bộ điều khiển sẽ tác động lên các bộ phận bên trong như piston, bánh răng và làm cho trực van chuyển động và mở quay 1 góc 90 độ, hoặc nâng lên mức cao nhất và ngược lại. Điều này cho phép các lưu chất được cấp vào hệ thống với mức lưu lượng cao nhất, dễ dàng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của quá trình sản xuất.
Bộ điều khiển khí nén tuyến tính
Bộ điều khiển khí nén tuyến tính còn được gọi là bộ định vị tuyến tính thường được lắp đặt trên đầu khí nén khi muốn tính đa dụng của hệ thống cao hơn. Bộ điều khiển khí nén tuyến tính có khả năng định vị tuyến tính giúp xác định chính xác vị trí của khí nén trong hệ thống. Được hoạt động theo nguyên lý đóng mở theo nhiều góc độ cài đặt từ trước như 25, 40, 60, 90 độ giúp các lưu chất có thể đi qua hệ thống với mức lưu lượng và tốc độ chảy khác nhau.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng bộ điều khiển khí nén
Ưu điểm
- Giảm sự tiếp xúc trực tiếp với điện năng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng
- Tối ưu hóa quá trình vận hành các hệ thống, giảm sự can thiệp của con người, tiết kiệm chi phí nhân lực.
- Điều khiển luồng khí bằng sử dụng áp suất khí nén giúp các van cơ hoạt động một cách chính xác, tự động.
- Có thể sử dụng trong nhiều loại hệ thống khác nhau.
- Với sự hỗ trợ của các cảm biến và bộ vi sử lý thông minh, nó có thể tự động điều chỉnh áp suất khí nén.
- Với cấu tạo đơn giản nên rất dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
Nhược điểm
- Cần cung cấp đầy đủ và liên tục lượng khí nén để van có thể hoạt động liên tục, nếu như thiếu hụt khí thì van sẽ ngưng hoạt động.
- Không được vượt quá lượng khí nén cho phép max 8bar.
- Nếu lắp đặt không đúng quy trình và không phù hợp với từng loại van sẽ không dùng được.
Xem ngay: Inox 304 và 430 loại nào tốt nhất?
Ứng dụng của bộ điều khiển khí nén
Hiện nay, bộ điều khiển khí nén được sử dụng rộng rãi và được thiết kế kết hợp cùng với nhiều loại van công nghiệp và được ứng dụng trong nhiều hệ thống, lĩnh vực khác nhau:
- Ứng dụng trong bộ điều khiển khí nén và được lắp đặt vào các loại van như: van bướm, van bi, van cầu,...
- Ứng dụng trong bộ điều khiển khí nén trong các thiết bị dẫn khí, hệ thống máy bơm, hệ thống sửa xe,...
- Ứng dụng trong bộ điều khiển khí nén trong các khu công nghiệp các hệ thống sửa chữa, thiết bị PCCC, hệ thống cấp thoát nước,…
Bài viết trên đây, Van Yến Thanh đã cung cấp cho bạn những thông tin về bộ điều khiển khí nén từ cấu tạo, nguyên lí hoạt động, ưu nhược điểm đến những ứng dụng của thiết bị này trong đời sống. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.
Nếu như bạn có câu hỏi muốn chúng tôi giải đáp thì có thể liên hệ với chúng tôi qua:
- Địa chỉ: Số 571, Đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
- Hotline: 096.665.8188